Những ưu điểm và nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng offline

Khi kinh doanh, việc quản lý kho hàng, khách hàng, doanh số... là rất quan trọng, Các chủ cửa hàng muốn tìm kiếm cho mình một phần mềm quản lý bán hàng nhưng vẫn đáp ứng được nhiều nhu cầu quản lý quả thực không hề dễ dàng nhưng nhờ những phần mềm được giới thiệu trong bài viết này, các chủ cửa hàng sẽ có thêm một lựa chọn phù hợp hơn.

1. Phần mềm quản lý bán hàng online, offline là gì?

Phần mềm quản lý bán hàng online là phần mềm sử dụng được khi có kết nối mạng internet. Sử dụng trên các thiết bị như điện thoại, máy tính (PC, laptop), máy tính bảng hay máy POS. Dùng để quản lý nghiệp vụ liên quan đến bán hàng như hàng hóa, doanh thu, xuất- nhập- tồn kho…

Phần mềm quản lý bán hàng offline là phần mềm chỉ cần cài đặt một lần trên máy tính là có thể sử dụng, hoạt động không phụ thuộc vào kết nối mạng. Phần mềm offline chủ yếu chỉ sử dụng trên máy tính (PC, laptop) có cấu hình tương đối mạnh.

2.Những ưu điểm và nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng offline

Bất kể một một sản phẩm dịch vụ nào ra đời phục vụ cho nhu cầu con người thì cũng đều có những ưu điểm nổi bật và những nhược điểm.

2.1. Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng Offline

Không bị phụ thuộc vào internet: Phần mềm offline chỉ sử dụng máy tính có cấu hình cao để cài đặt là có thể vận hành sử dụng mà không cần sử dụng internet. Vì thế, tốc độ đường truyền mạng hay khi xảy ra sự cố về internet phần mềm offline vẫn có hoạt động bình thường.

Đầu tư một lần, sử dụng mãi  mãi: Phần mềm offline chỉ cần trả phí đầu tư một lần song có thể sử dụng được trọn đời mà không mất thêm bất cứ phí dịch vụ nào tiếp theo.

Có nhiều chức năng tiện ích: Phần mềm offline có thể giải quyết được các vấn đề quản lý cửa hàng quan trọng như quản lý nhân viên, quản lý kho, kế toán, thu chi, báo cáo doanh số…

Tìm hiểu thêm: Lưu ý quan trọng khi sử dụng phần mềm quản lý khách hàng offline

2.2. Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng Offline

Các dự liệu thống kê của phần mềm sẽ được lưu trữ tại máy tính. Trong trường hợp máy gặp phải sự cố hoặc không may bị nhiễm virut, mã độc … thông tin không kịp backup sẽ có thể bị mất.

Không thể quản lý từ xa: Đây là một nhược điểm vô cùng lớn khi mà hiện nay các phần mềm online lại làm rất tốt phần này. Hầu hết, tất cả các chủ cửa hàng sẽ không thường xuyên có mặt tại cửa hàng để quản lý, nhất là với những chủ doanh nghiệp có cả một chuỗi/hệ thống cửa hàng. Vì thế, việc phần mềm quản lý offline không có tính năng này lại là hạn chế rất lớn.

Các tính năng không được cập nhật thường xuyên: Hiện nay, khi mà con người ngày ngày chạy đua công nghệ vào trong kinh doanh, thì việc làm mới và áp dụng những công nghệ hiện đại sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Phần mềm cũng vậy, phải luôn được cải tiến, cập nhật, nâng cấp để mang lại lợi ích cao nhất cho người dùng. Tuy nhiên, phần mềm quản lý offline lại không có tính năng này.

Dịch vụ bảo hành: Phần mềm offline đầu từ một lần có thể sử dụng mãi mãi nhưng không có nghĩa dịch vụ bảo hành cũng kèm theo trọn đời. Hầu hết, các dịch vụ hỗ trợ bảo hành chỉ đáp ứng tốt ở những giai đoạn đầu, sau đó gần như là không bảo hành.

Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng offline có thiết kế và tính năng sẽ phức tạp hơn so với các giao diện phần mềm quản lý bán hàng online có trên thị trường hiện nay.


Có nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng offline hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố đến từ chủ nhà hàng như: nhu cầu sử dụng, quy mô doanh nghiệp, chi phí đầu tư… Phần mềm quản lý offline vẫn đang làm tốt những vai trò cần thiết của mình, tuy nhiên với thời điểm hiện khi mà công nghệ 4.0 đang trở nên mạnh mẽ thì ngoài thì giải pháp online đang là sự lựa chọn phần đa của các doanh nghiệp.  

Mong rằng, với những thông tin được nếu ra trên sẽ phần nào giúp chủ cửa hàng/doanh nghiệp có những lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ để nhận hàng trăm ưu đãi từ nhà cung cấp.

Nguồn: Sưu tầm


Nhận xét